TẨY RỬA ĐA NĂNG

Tiết kiệm hơn, hiệu quả hơn, thân thiện với môi trường

DÒNG SẢN PHẨM CHĂM SÓC ĐỒ GIA DỤNG



Ưu điểm:
  • Chất lượng cao: các SP của Amway đều được SX theo công thức  được cấp bằng sáng chế của Mỹ, với công nghệ  SX hiện đại và hệ thống kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt nhằm đem lại sự hài lòng của người tiêu dùng.
  • Hiệu quả tốt trong việc làm sạch
  • Đậm  đặc: giúp tiết kiệm từ 50-70% chi phí bao bì đóng gói, do vậy số lượng rác thải cứng cũng ít hơn và giảm nguy hại cho môi trường.
  • Thân thiện với môi trường: không chỉ tập trung vào việc đưa ra các SP chất lượng cao mà Amway còn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường.ƒ  
    • Không chứa Phosphate:  không gây hiện tượng phú dưỡng hóa, ít gây nguy hại cho các động vật thủy sinh.  
    • Công thức chứa chất hoạt động bề mặt:  có thể tự phân hủy nhanh chóng thành carbon dioxide và nước, giảm lượng hóa chất tích tụ,  không gây ô nhiễm môi trường.
Chất hoạt động bề mặt: Là các phân tử hữu cơ có “đuôi” hút dầu và “đầu” hút nước.  Chúng sẽ lôi kéo các vết bẩn ra khỏi bề mặt vật dụng. 

Các loại vết bẩn

  1. Nhóm vết bẩn thuộc chất đạm (Protein) và chất bột đường (Carbohydrate) 
  •  Chất đạm: vết bẩn từ máu, cỏ, trứng, sữa, nước tương, chất thải (phân em bé dính trên tã), nước sốt thịt cá thực phẩm,… ƒ 
  • Chất bột đường: Sô  cô la, nước màu  đường, kem  ăn, nước ngọt, kem  đánh răng, thực phẩm tinh bột,… 
Xử lí ướt 
•  Gột rửa vết bẩn với nước lạnh. Không được dùng nước ấm hoặc nước nóng 
•  Xử lý trước khi giặt với nước tẩy Pre-Wash
•  Giặt với SA 8 theo cách thông thường 
•  Khi vết bẩn chưa phai hết thì lặp lại các bước trên cho đến khi sạch, không phơi
nắng hoăc ủi thì vết bẩn thuộc nhóm Protein sẽ bám chặt vào sợi vải hơn. 
  1. Nhóm vết dầu mỡ: vết son, phấn mỹ phẩm, Bơ, dầu thực vật, sốt Mayonnaise, xi đánh giày, vết dầu nhớt, vết nhựa đường và từ những vật dụng mà trẻ em thường dùng như vết chì sáp.
Xử lí khô 
•  Xử lý trước khi giặt với Pre-wash, để vải khô 
•  Giặt với SA 8, sử dụng nước nóng nhất có thể cho từng loại vải.
•  Lặp lại các bưới trên đối với vết bẩn cứng đầu 
  1. Nhóm vết bẩn liên quan đến thuốc nhuộm:  Vết mực, sơn nước, trái cây. Những trái cây như xoài, chuối, sơri, dưa hấu, nước cà chua, cà phê, trà, rượu, quả mâm xôi, nam việt quất, dâu, cam quýt, lựu, hồng.  Các vết bẩn loại này rất khó tẩy rửa.
    Xử lí khô 
    •  Xử lý trước khi giặt với Pre-wash, để vải khô 
    •  Giặt với SA 8, sử dụng nước nóng nhất có thể cho từng loại vải.
    •  Lặp lại các bưới trên đối với vết bẩn cứng đầu 

  2. Nhóm vết bẩn kết hợp: vết mực lông dầu, cà phê sữa, nước sốt cà chua, sốt thịt nướng (loại vết bẩn kết hợp từ nhóm dầu mỡ, nhóm protein & nhóm thuốc nhuộm)
    Ưu tiên xử lí vết bẩn protein trước.   
    •  Xử lý trước khi giặt với Pre-wash, ưu tiên với loại vết bẩn thuộc nhóm Protein & dầu mỡ 
    •  Giặt với SA 8, sử dụng nước nóng nhất có thể cho từng loại vải.
     
Nếu bạn xử lý vết bẩn trong thời gian sớm nhất thì sẽ càng dễ loại bỏ nó. Ánh nắng mặt trời, sức nóng, và thời gian sẽ làm vết bẩn bám chặt hơn vào sợi vải. Theo thời gian, vết bẩn càng khó bị tẩy rửa.

Quy trình giặt tẩy


Độ cứng của nước: Nước cứng là loại nước có nhiều canxi, magie và các ion kim loại tan trong hòa nước, Nó có thể gây ra 1 số vấn đề như :
-  Hạn chế khả năng hoạt động của chất giặt tẩy ( chất hoạt động bề mặt)
-  Làm phai màu hoặc xuống màu của quần áo.
-  Làm sợi vải khô cứng.
-  Làm vải dễ bị sờn mòn

Thời gian giặt tẩy:
  • Một số vết bẩn cần phải ngâm trước khi giặt, nhưng không ngâm quá lâu (qua đêm) vết bẩn có thể bám ngược trở lại.
  • Thời gian giặt lâu không có nghĩa là hiệu quả giặt sạch cao hơn.
  • Vết bẩn thông thường cần từ 6-7 phút để giặt, vết bẩn cứng đầu thì cần khoảng 10 phút, do vậy máy giặt cũng chỉ đặt trung bình 45 phút cho việc giặt và xả.

Nhiệt độ của nước: 
  • Mỗi loại vải chịu đựng được loại nhiệt độ khác nhau, tùy theo hướng dẫn trên nhãn mác. Nhiệt độ cao thì làm sạch vết bẩn tốt hơn nhưng lại làm vải bị hỏng, nhăn & ra màu, phai màu.
  • Thông thường các loại vải như lụa, acetate (tổng hợp) bị ra màu phải giặt nhiệt độ nước dưới 30 độ C. Vải len , coton màu, linen và rayon (tổng hợp) giặt ở nhiệt độ nước 40 độ C.
  • Nhiệt độ cao 50 độ C thích hợp cho vải cotton, linen không ra màu, vải trắng. 

Tác động hóa chất: 
  • Hầu hết mọi người nghĩ rằng, càng nhiều chất tẩy thì hiệu quả làm sạch càng cao. Tuy nhiên, khi chất giặt tẩy trong nước đạt đến độ bão hòa, lượng chất giặt tẩy dư thừa cũng ko làm tăng hiệu quả làm sạch. 
  • Dùng hàm lượng chất giặt tẩy thích hợp để tác động vào vết bẩn. Nếu ít quá thì không giặt sạch, nhưng nếu nhiều quá, chất giặt tẩy trong nước đạt độ bão hòa thì lượng dư thừa cũng không làm tăng hiệu quả làm sạch, không tiết kiệm. 
Chú ý:
  • Phân loại quần áo 
  • Chú ý trước khi giặt 
  • Xử lý trước khi giặt

http://tayruadanang.blogspot.com/2010/10/nuoc-giat-sa8-voi-chat-lam-mem-vai-tu_31.html
http://tayruadanang.blogspot.com/2011/02/dao-pho-mua-xuan.html 
http://tayruadanang.blogspot.com/2010/12/huong-dan-su-dung-san-pham-giat-tay.html  
http://tayruadanang.blogspot.com/2010/12/bi-quyet-giat-sach-hieu-qua-tiep-theo.html
http://tayruadanang.blogspot.com/2010/12/bi-quyet-giat-sach-hieu-qua-phan-3.html

Các loại vải sợi

Mỗi chất liệu vải sẽ có sự tương tác khác nhau đối với nhiệt độ nước, các chất hóa học và vết bẩn. Vì vậy trước hết chúng ta cần xác định chất liệu vải, sau đó chọn ra phương pháp làm sạch phù hợp nhất, tránh gây hư hại cho quần áo.

Coton: có nguồn gốc từ quả của cây bông , vải cotton có độ thấm nước cao, mặc quần áo cotton mát dễ thấm mồ hôi nhưng dễ dính bẩn và cũng dễ giặt sạch. Vải cotton có thể chịu được nhiệt độ cao nên có thể giặt với nước nóng. Tuy nhiên vải cotton có nhược điểm dễ bị ra màu. Tùy theo kiểu dệt mà vải cotton có nhiều loại khác nhau, vd như thun cotton, vải kate may áo sơmi, vải Jean, khăn lông…

Linen: có nguồn gốc từ sợi của vỏ thân cây lanh, có độ chắc nhất trong các sợi vải từ thực vật. Vải linen có độ thấm nước cao, cấu trúc sợi vải cứng. Vải Linen cũng có thể chịu được nhiệt độ cao, nên có thể giặt với nước ấm.
Lụa:  được dệt từ tơ của con tằm. Tơ lụa là một trong những sợi tự nhiên chắc nhất, tuy nhiên khi  ướt  độ chắc giảm còn 20%. Tránh sử dụng các sản phẩm giặt tẩy có chứa enzyme hay chất tẩy, vì sợi tơ lụa là sợi protein tự nhiên, sẽ bị emzyme trong chất giặt tẩy làm hỏng, làm quần áo bị co rút hoặc biến dạng. 
  • Có người giặt quần áo lụa bằng tay với dầu gội đầu. Tuy nhiên loại dầu gội đầu có tính kiềm hoặc những thành phần như sáp, xăng hoặc dẫn xuất của nó sẽ để lại trên vải lụa những đốm loang.
  • Ngoài ra cần phơi lụa trong bóng mát, tránh ánh nắng mặt trời và không sử dụng bàn ủi quá nóng, tốt nhất là bàn ủi hơi nước để tránh làm vải lụa bạc màu. 
Len:  thường được làm từ lông cừu, lông thỏ, lông dê, lạc đà…Trên quần áo len thường có ghi “dry clean” có nghĩa là chỉ nên giặt khô mà chúng ta thường gọi là hấp quần áo, nếu giặt theo thông thường thì khiến chúng bị co nhúm nhàu nát. Nếu trên sản phẩm có ghi “washable” thì giặt với nước lạnh hoặc nước ấm. Đối với áo len tuyệt đối không vắt hoặc xoắn, không treo móc để phơi vì sẽ làm áo biến dạng. Đối với len thì khó làm sạch vết bẩn. Và cũng không dùng chất giặt tẩy có chứa Enzyme. 

Sợi nhân tạo: hay sợi tổng hợp có nhiều loại: như sợi nylong, polyester… dễ giặt sạch trong nước lạnh hoặc ấm, ko nhăn, dễ bị dính bẩn do dầu mỡ.


KHÁM PHÁ


BẢN THÂN

clip Youtube

About this blog

Bạn thân mến,

Cuộc sống hiện đại và bận rộn khiến bạn luôn không có nhiều thời gian.

Tuy nhiên sau một ngày làm việc mệt mỏi, quay trở về mái ấm gia đình là điều hạnh phúc.

Việc lau dọn, chăm sóc nhà cửa khiến chúng ta ngại ngùng và mất nhiều thời gian.

HÃY KHÁM PHÁ SẢN PHẨM TẨY RỬA ĐA NĂNG

Để:
Tiết kiệm thời gian
Bảo vệ sức khỏe
Tiết kiệm tiền bạc
Bảo vệ môi trường

HÃY TRẢI NGHIỆM NHỮNG SẢN PHẨM TUYỆT VỜI NÀY

CHÚC BẠN LUÔN TRÀN ĐẦY NĂNG LƯỢNG

Email: TayRuaDaNang@gmail.com

Trang

Được tạo bởi Blogger.

Người theo dõi

TẨY RỬA ĐA NĂNG

Facebook

TayRuaDaNang's Blog

video clip

Twitter / TayRuaDaNang

Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Ho Chi Minh, Vietnam
Email: TayRuaDaNang@gmail.com http://tayruadanang.wordpress.com/