Mỗi chất liệu vải sẽ có sự tương tác khác nhau đối với nhiệt độ nước, các chất hóa học và vết bẩn. Vì vậy trước hết chúng ta cần xác định chất liệu vải, sau đó chọn ra phương pháp làm sạch phù hợp nhất, tránh gây hư hại cho quần áo.
Coton: có nguồn gốc từ quả của cây bông , vải cotton có độ thấm nước cao, mặc quần áo cotton mát dễ thấm mồ hôi nhưng dễ dính bẩn và cũng dễ giặt sạch. Vải cotton có thể chịu được nhiệt độ cao nên có thể giặt với nước nóng. Tuy nhiên vải cotton có nhược điểm dễ bị ra màu. Tùy theo kiểu dệt mà vải cotton có nhiều loại khác nhau, vd như thun cotton, vải kate may áo sơmi, vải Jean, khăn lông…
Linen: có nguồn gốc từ sợi của vỏ thân cây lanh, có độ chắc nhất trong các sợi vải từ thực vật. Vải linen có độ thấm nước cao, cấu trúc sợi vải cứng. Vải Linen cũng có thể chịu được nhiệt độ cao, nên có thể giặt với nước ấm.
Lụa: được dệt từ tơ của con tằm. Tơ lụa là một trong những sợi tự nhiên chắc nhất, tuy nhiên khi ướt độ chắc giảm còn 20%. Tránh sử dụng các sản phẩm giặt tẩy có chứa enzyme hay chất tẩy, vì sợi tơ lụa là sợi protein tự nhiên, sẽ bị emzyme trong chất giặt tẩy làm hỏng, làm quần áo bị co rút hoặc biến dạng.
- Có người giặt quần áo lụa bằng tay với dầu gội đầu. Tuy nhiên loại dầu gội đầu có tính kiềm hoặc những thành phần như sáp, xăng hoặc dẫn xuất của nó sẽ để lại trên vải lụa những đốm loang.
- Ngoài ra cần phơi lụa trong bóng mát, tránh ánh nắng mặt trời và không sử dụng bàn ủi quá nóng, tốt nhất là bàn ủi hơi nước để tránh làm vải lụa bạc màu.
Sợi nhân tạo: hay sợi tổng hợp có nhiều loại: như sợi nylong, polyester… dễ giặt sạch trong nước lạnh hoặc ấm, ko nhăn, dễ bị dính bẩn do dầu mỡ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét